Vượt thất bại cuộc sống đơn giản bằng những cách sau đây

Hãy nhìn nhận một cách khách quan những vấp ngã của bạn. Phân tích chúng thật thấu đáo, kỹ càng và đầy khoa học với hàng loạt câu hỏi. Chẳng hạn như vì sao bạn lại thất bại? Có bất ổn ở khâu nào chăng? Giải quyết chúng như thế nào? Liệu rằng ở lần sau nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự bạn có vượt qua được không? Quan trọng nhất hãy rút ra được bài học từ những trường hợp như thế.
Con đường đến thành công chưa bao giờ bằng phẳng và ít chông gai thử thách. Tuy vậy vượt qua giai đoạn bế tắc ấy như thế nào và làm sao để có thể là một trong số ít các chiến binh trụ vững đến giây phút cuối cùng là điều chúng ta cần học hỏi. Hãy cùng TTVH & Đàn Ông tìm hiểu những “liều thuốc” hữu ích để đương đầu với khó khăn và thất bại.

1. Không chùn bước

Tách biệt sự gục ngã với cá tính của bạn. Không phải chỉ vì bạn chưa thành công đồng nghĩa với chuyện bạn là một bại binh. Vài người trong số chúng ta đã vô tình xóa mờ lằn ranh ấy và cho rằng cuộc đời họ thế là hết chỉ sau vài lần bị cản bước.

Có một chàng trai đã ngã rất đau khi kinh doanh vào năm 21 tuổi, thua không còn “manh giáp” trong cuộc chạy đua lập pháp ở tuổi 22, tiếp tục làm ăn thảm bại vào năm 24 tuổi, (lại) thất bại bầu cử Nghị sĩ Quốc hội năm 34 tuổi, tan tành giấc mơ Thượng nghị viện khi 45 tuổi, chức vụ Phó Tổng thống cũng quay lưng vào năm 47 tuổi. Nhưng nếu người đàn ông ấy dừng lại sau chuỗi những thất bại trên thì nước Mỹ sẽ không bao giờ có được vị Tổng thống tài ba Abraham Lincoln. Lincoln chưa bao giờ để bóng đen quá khứ ảnh hưởng đến sự kiên trì, bền bỉ và đam mê to lớn của ông đối với mục tiêu đã đặt ra.

2. Mổ xẻ nguyên nhân thất bại

Hãy nhìn nhận một cách khách quan những vấp ngã của bạn. Phân tích chúng thật thấu đáo, kỹ càng và đầy khoa học với hàng loạt câu hỏi. Chẳng hạn như vì sao bạn lại thất bại? Có bất ổn ở khâu nào chăng? Giải quyết chúng như thế nào? Liệu rằng ở lần sau nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự bạn có vượt qua được không? Quan trọng nhất hãy rút ra được bài học từ những trường hợp như thế.

Hẳn bạn nhớ nhà khoa học Thomas Edison đã trải qua 10.000 lần thử nghiệm không thành trước khi phát minh ra được bóng đèn điện. Sẽ ra sao nếu ông dừng lại ở lần thứ 9.999 hoặc lại thất bại thêm 10.000 lần nữa? Chắc chắn Edison sẽ chọn phương án thứ hai bởi như ông đã từng nói: “Tôi đã thử 10.000 cách nhưng không nhụt chí vì cứ lùi một sẽ tiến hai.” Anh em nhà Wright cũng mất hàng năm trời với tham vọng tạo ra một cỗ máy có thể bay trên không trung thay đổi cách thức di chuyển của loài người và họ đã thành công sau hàng loạt biến cố, bế tắc.

businessman-1

3. Hãy thôi đay nghiến bản thân

“Giá mà”, “Phải chi”, “Ước gì”… là những câu chúng ta thường lặp lại mỗi khi thua cuộc. Thông thường cứ sau mỗi lần gục ngã con người bị ám ảnh bởi những biến cố ấy khiến họ không thể vượt qua rào cản tâm lý để bước tiếp. Thế nhưng nếu cứ sống mãi với day dứt cũng đồng nghĩa bạn sẽ không thể tiến lên, chỉ mãi dậm chân tại chỗ. Hãy nhớ rằng bạn chẳng thay đổi được quá khứ nhưng tương lai nằm trong tầm tay. Càng suy nghĩ tích cực sớm chừng nào thì những bóng ma tâm lý và yếu đuối sẽ càng bị đẩy lùi nhanh chừng ấy.

Don Shula một ví dụ điển hình. Ông là một trong những huấn luyện viên thành công nhất của giải bóng bầu dục uy tín toàn nước Mỹ National Football League (NFL), trong đó có hai lần đưa đội bóng của mình đoạt danh hiệu Super Bowl. Shula có một quy tắc mang tên “Luật 24 tiếng”. Theo đó ông cho phép bản thân và đội bóng của mình có 24 giờ đồng hồ để tận hưởng dư vị chiến thắng cũng như gặm nhấm nỗi đau thất bại. Sau 24 tiếng ấy, tất cả mọi thứ phải được đặt sang một bên để tập trung toàn bộ tinh thần, sức lực cho thử thách tiếp theo. Quan điểm của Shula là nếu bạn giữ chiến thắng hay thất bại trong “ống kính” của riêng mình thì bạn sẽ còn tiến xa hơn.

4. Đừng sống vì dư luận

Nỗi sợ thất bại của chúng ta đôi khi đến từ nỗi sợ bị phán xét và mất đi tôn trọng lẫn quý mến của mọi người chỉ vì thất bại do làm trái ý người khác. Hãy thừa nhận rằng con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những gì xã hội nhận xét về bản thân mình. Tuy nhiên nên nhớ rằng đây là cuộc đời của chúng ta chứ không phải của ai khác. Những gì ai đó cho là đúng chưa chắc đã chính xác trong trường hợp của bạn. Nếu bạn đổ quá nhiều công sức dựa theo quan điểm của người khác, hành động ấy có thể nhấn chìm đam mê và tự tin đồng thời đục khoét khả năng vô hạn tiến đến thành công của chính bạn.

5. Thay đổi khái niệm về “thất bại”

Đã đến lúc bạn nên điều chỉnh hệ thống nhận thức và định nghĩa lại “thất bại” là gì đối với bạn. Những quan điểm cũ kỹ như “thất bại” là ngu dốt, nhu nhược, không tài giỏi cần phải được loại bỏ và thay bằng những tư duy tích cực, lạc quan và có tính xây dựng nhiều hơn. Chẳng hạn như thay vì nói “Nếu tôi thua cuộc nghĩa là tôi dở tệ và số tôi nó thế” bạn có thể nói “Nếu tôi thua thì tôi vẫn góp nhặt được kinh nghiệm và kiến thức để ngày càng gần hơn đến thành công”. Thật vậy, ngày nay bạn chẳng thể tìm kiếm được một nhân vật thành công nào mà lại không trải qua bao thăng trầm biến cố. Nhưng điểm khác biệt giữa họ và những người bình thường khác ở chỗ là họ không bỏ cuộc. Ví như Michael Jordan đã từng nói “Tôi từng ném trượt 9.000 lần trong sự nghiệp của mình, thua 300 trận, bỏ lỡ 26 cơ hội ghi bàn với xác suất chiến thắng là 100%. Tôi thua từ lần này cho tới lần khác trong suốt cuộc đời mình và đó là cách mà tôi chiến thắng”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *